HLTcoffee.com - Trường thọ luôn là khao khát của con người.
Thế nhưng cái vòng luân hồi sinh - lão - bệnh - tử thì chẳng chừa một ai. Thông thường chỉ 60 năm, 70 năm hay 80 năm, con người đã phải trở về với cát bụi để nhường chốn trần gian lại cho con cháu. Vậy, bí mật của cuộc sống nằm ở đâu?
Làm thế nào để câu chúc ""sống lâu trăm tuổi bạc đầu râu"" trở thành hiện thực? Không phải không có những người đã vượt qua cái mốc 100 năm đó. Mỗi lần có một ai đó kỷ niệm ngày sinh nhật thứ 100 + n, thì mọi người lại băn khoăn rằng họ đã làm thế nào để tồn tại một cách khoẻ mạnh bên cạnh những tiểu đường, ung thư, đột quỵ và vô số hiểm hoạ đến từ xã hội hiện đại khác.
Một nhà khoa học Mỹ chuyên nghiên cứu về lão khoa nói: ""Những người sống lâu đó đã đi một con đường rất khác so với đại đa số chúng ta"". Thế nhưng đó có phải là một con đường bí hiểm không? Câu trả lời của hầu hết mọi người trường thọ đều hết sức đơn giản. Đó là một cuộc sống đơn giản với những nhu cầu cuộc sống tối thiểu và bầu không khí trong lành.
Tuy nhiên, xã hội hiện đại đòi hỏi mỗi thành viên đã tham gia vào guồng quay của nó cũng phải chạy hết tốc độ. Mọi thành quả vật chất cá nhân tạo lập được đều phải trả một cái giá có thể là hữu hình hoặc vô hình. Cuộc sống của mỗi cá nhân phụ thuộc rất lớn vào tập quán sinh hoạt của cá nhân đó và tác động của xã hội. Chính những yếu tố đó quyết định thời gian mà mỗi cá nhân tồn tại trên cõi đời này.
Bao nhiêu lâu? Câu hỏi này thực sự không phải quan trọng nhất cho đoạn đường đời mà mỗi người đi qua. Điều quan trọng hơn, đó là: ""Như thế nào?"" Ăn như thế nào? Uống như thế nào? Ngủ như thế nào? Thậm chí là thở như thế nào mới là cuộc sống đích thực?
Một nhà xã hội học Việt Nam đã than rằng: ""Ăn cho đã đói, uống cho đã khát và thức thâu đêm suốt sáng đang dần trở thành một tập quán của một bộ phận người hiện đại. Cứ như thế thì cái mốc 100 năm hưởng dương thọ chẳng bao giờ đến cả"".
Một vòng quay nguy hiểm. Tập quán sống trong thiên nhiên dường như đã xa rời thế hệ trẻ. Hút thuốc, uống nhiều rượu, sống truỵ lạc... tất cả đều do chính các cá nhân tạo ra và tự họ đã cắt ngắn đoạn đời của họ.
Quay trở lại với những người trường thọ. Họ chẳng có máy tính, không có ĐTDĐ, không có điều hoà nhiệt độ. Họ cũng không phải ăn cơm hộp, không phải chịu đựng khói bụi thị thành, không phải đối đầu với một đối thủ nào.
Một người sống đến 112 tuổi ở Thanh Hoá, cho biết: ""Tôi luôn cố gắng trung hoà mọi quan hệ với hàng xóm láng giềng. Không bao giờ để mình phải căng thẳng vì điều gì. Có lẽ đó là điều quan trọng đối với các bạn trẻ hiện nay"".
Các nhà khoa học đều đồng tình với các bí quyết của người trường thọ. Họ còn đảm bảo rằng bất cứ ai tuân thủ nghiêm ngặt những yếu tố trên đều có thể sống qua cái mốc 100 tuổi. Tuy nhiên, giới xã hội học lại cho rằng thật khó có thể thay đổi được những tập quán xấu nhưng đầy cám dỗ đó. Có lẽ chính vì thế mà mục đích sống lâu trăm tuổi của nhân loại còn lâu mới trở thành một cái mốc mà ai cũng có thể vượt qua.
------------
Thế nhưng cái vòng luân hồi sinh - lão - bệnh - tử thì chẳng chừa một ai. Thông thường chỉ 60 năm, 70 năm hay 80 năm, con người đã phải trở về với cát bụi để nhường chốn trần gian lại cho con cháu. Vậy, bí mật của cuộc sống nằm ở đâu?
Làm thế nào để câu chúc ""sống lâu trăm tuổi bạc đầu râu"" trở thành hiện thực? Không phải không có những người đã vượt qua cái mốc 100 năm đó. Mỗi lần có một ai đó kỷ niệm ngày sinh nhật thứ 100 + n, thì mọi người lại băn khoăn rằng họ đã làm thế nào để tồn tại một cách khoẻ mạnh bên cạnh những tiểu đường, ung thư, đột quỵ và vô số hiểm hoạ đến từ xã hội hiện đại khác.
Một nhà khoa học Mỹ chuyên nghiên cứu về lão khoa nói: ""Những người sống lâu đó đã đi một con đường rất khác so với đại đa số chúng ta"". Thế nhưng đó có phải là một con đường bí hiểm không? Câu trả lời của hầu hết mọi người trường thọ đều hết sức đơn giản. Đó là một cuộc sống đơn giản với những nhu cầu cuộc sống tối thiểu và bầu không khí trong lành.
Tuy nhiên, xã hội hiện đại đòi hỏi mỗi thành viên đã tham gia vào guồng quay của nó cũng phải chạy hết tốc độ. Mọi thành quả vật chất cá nhân tạo lập được đều phải trả một cái giá có thể là hữu hình hoặc vô hình. Cuộc sống của mỗi cá nhân phụ thuộc rất lớn vào tập quán sinh hoạt của cá nhân đó và tác động của xã hội. Chính những yếu tố đó quyết định thời gian mà mỗi cá nhân tồn tại trên cõi đời này.
Bao nhiêu lâu? Câu hỏi này thực sự không phải quan trọng nhất cho đoạn đường đời mà mỗi người đi qua. Điều quan trọng hơn, đó là: ""Như thế nào?"" Ăn như thế nào? Uống như thế nào? Ngủ như thế nào? Thậm chí là thở như thế nào mới là cuộc sống đích thực?
Một nhà xã hội học Việt Nam đã than rằng: ""Ăn cho đã đói, uống cho đã khát và thức thâu đêm suốt sáng đang dần trở thành một tập quán của một bộ phận người hiện đại. Cứ như thế thì cái mốc 100 năm hưởng dương thọ chẳng bao giờ đến cả"".
Một vòng quay nguy hiểm. Tập quán sống trong thiên nhiên dường như đã xa rời thế hệ trẻ. Hút thuốc, uống nhiều rượu, sống truỵ lạc... tất cả đều do chính các cá nhân tạo ra và tự họ đã cắt ngắn đoạn đời của họ.
Quay trở lại với những người trường thọ. Họ chẳng có máy tính, không có ĐTDĐ, không có điều hoà nhiệt độ. Họ cũng không phải ăn cơm hộp, không phải chịu đựng khói bụi thị thành, không phải đối đầu với một đối thủ nào.
Một người sống đến 112 tuổi ở Thanh Hoá, cho biết: ""Tôi luôn cố gắng trung hoà mọi quan hệ với hàng xóm láng giềng. Không bao giờ để mình phải căng thẳng vì điều gì. Có lẽ đó là điều quan trọng đối với các bạn trẻ hiện nay"".
Các nhà khoa học đều đồng tình với các bí quyết của người trường thọ. Họ còn đảm bảo rằng bất cứ ai tuân thủ nghiêm ngặt những yếu tố trên đều có thể sống qua cái mốc 100 tuổi. Tuy nhiên, giới xã hội học lại cho rằng thật khó có thể thay đổi được những tập quán xấu nhưng đầy cám dỗ đó. Có lẽ chính vì thế mà mục đích sống lâu trăm tuổi của nhân loại còn lâu mới trở thành một cái mốc mà ai cũng có thể vượt qua.
------------