Chế độ ăn kéo dài được tuổi thọ. Đó là kết quả của rất nhiều công trình nghiên cứu. Vậy mà các nhà khoa học Trung tâm y học Tây Nam thuộc ĐH Texas (Mỹ) lại tìm ra một phương pháp đơn giản hơn, không cần áp dụng một chế độ ăn đặc biệt.
Các nhà khoa học nói trên đã tạo ra những con chuột biến đổi gene sống lâu hơn đồng loại rất nhiều: 30% ở chuột đực và 40% ở chuột cái. Nghĩa là nếu tuổi thọ của những con chuột bình thường là 3 năm thì chuột được họ “phù phép” sống những 4 năm.
Tế bào gan nơi trú ẩn của “chùa khoá của tuổi thọ” - hoocmôn gây đói. (Ảnh: David Mccarthy)
“Phép lạ” ấy là ở chỗ: Cơ thể của những con chuột đã biến đổi gene sản xuất ra một lượng lớn hơn bình thường yếu tố tăng trưởng của nguyên bào sợi số 21 (fibroblast growth factor-21, viết tắt là FGF-21). Chất protid này làm tăng độ nhạy cảm của tế bào đối với insulin và ức chế tác động của một yếu tố tăng trưởng khác là FGF-21, một chất khi sinh ra nhiều sẽ trở thành nguyên nhân của nhiều bệnh tật, kể cả ung thư.
Nghiên cứu của các nhà khoa học nói trên còn chứng minh nếu đưa vào cơ thể những con chuột béo phì chất FGF-21 thì chất ấy sẽ giúp chuột “vứt bỏ” được khối lượng dư thừa. Nếu lượng FGF-1 lớn hơn bình thường nó được gọi là“hormone gây đói” bằng cách bắt cơ thể đốt cháy số calo dư thừa. Nó nằm trong các tế bào gan và khi đước sản sinh ra mạnh nhất sẽ gây ra cảm giác đói.
Trong công trình công bố trên Tạp chí eLife, các tác giả còn cho biết, tuổi thọ của chuột tăng hẳn lên khi tăng hàm lượng chất FGF-21 bất kể chế độ ăn uống của chúng như thế nào.
Điều này khiến FGF-21 trở nên cực kỳ hấp dẫn. Một mũi tên cùng lúc bắn chết được 3 con thỏ. Nó vừa làm giảm cân, vừa kéo dài tuổi thọ lại vừa duy trì được khẩu phần ăn xác định trước thành một thói quen.
Thế nhưng, thật không may, nó lại gây ra các phản ứng phụ. Dùng quá liều, nó gây vô sinh cho chuột cái và làm xương cả chuột cái lẫn chuột đực bị loãng ra. Bởi vậy, trong từng trường hợp, phải xác định liều lượng để phản ứng phụ không xuất hiện.